Cân nặng của thai nhi theo tuần tuổi mẹ bầu nhất định phải biết

Kích thước và cân nặng của thai nhi là một trong những chỉ số phản ánh rõ nét nhất tình trạng sức khỏe của bé. Việc tìm hiểu cân nặng của thai nhi sẽ giúp ba mẹ biết được bé có đang được phát triển bình thường hay không, từ đó có thể thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt để đảm bảo sức khỏe luôn trong trạng thái tốt nhất. Bài viết sau sẽ chia sẻ cân nặng của thai nhi theo tuần tuổi mà mẹ bầu nhất định phải biết.

Tại sao nên theo dõi cân nặng của thai nhi?

Khi mang thai, nhiều gia đình lo lắng cho sức khỏe mẹ và bé nên thường có xu hướng cho mẹ bầu ăn thật nhiều những món ăn bổ dưỡng. Thói quen vô tình này dẫn đến việc mẹ bầu bị tăng cân quá mức, gây ra một số tình trạng thừa cân, béo phì, tăng cholesterol làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.

Ngược lại, trong một số trường hợp khác, mẹ bầu thường bị nghén, buồn nôn và chán ăn trong thai kỳ đầu nên không thể bổ sung đầy đủ dưỡng chất để nuôi thai nhi, khiến thai nhi phát triển chậm hơn so với bình thường.

Chính vì thế, việc theo dõi cân nặng của thai nhi theo tuần tuổi sẽ giúp các mẹ theo dõi được quá trình phát triển của trẻ. Đồng thời, dựa trên cân nặng và kích thước của bé mà ba mẹ có thể điều chỉnh thực đơn ăn uống, nghỉ ngơi, tập luyện phù hợp để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé.

Mẹ bầu nên theo dõi kích thước và cân nặng của thai nhi thường xuyên
Mẹ bầu nên theo dõi kích thước và cân nặng của thai nhi thường xuyên

Bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi

Giai đoạn mang thai của mẹ bầu thường trải qua 3 thời kỳ tam cá nguyệt:

Tam cá nguyệt thứ nhất

Giai đoạn này được tính từ lúc mẹ mang thai đến hết tuần thứ 13 của thai kỳ. Đây là thời điểm phôi thai dần được hình thành và hoàn thiện nên chưa thể xác định được kích thước và cân nặng của thai nhi.

Tam cá nguyệt thứ hai

Tam cá nguyệt thứ hai được tính từ tuần thai thứ 14 đến tuần thai thứ 28, đánh dấu một bước ngoặt đối với thai nhi. Giai đoạn này thai nhi sẽ phát triển đầy đủ về cơ quan và các hệ thống, kích thước chiều dài và cân nặng cũng có sự thay đổi. Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bảng cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi trong giai đoạn này như sau:

Tuần tuổi của thai nhi Cân nặng tiêu chuẩn  (kilogram)
Thai nhi nữ Thai nhi nam
14 0,089 0,092
15 0,113 0,116
16 0,141 0,146
17 0,176 0,183
18 0,217 0,226
19 0,266 0,277
20 0,322 0,337
21 0,388 0,407
22 0,464 0,487
23 0,551 0,578
24 0,649 0,681
25 0,758 0,795
26 0,880 0,923
27 1,014 1,063
28 1,160 1,215

Tam cá nguyệt thứ ba

Giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba kéo dài từ tuần 29 đến tuần 40, ba mẹ có thể tham khảo cân nặng của thai nhi trong thời kỳ này như sau:

Tuần tuổi của thai nhi Cân nặng tiêu chuẩn  (kilogram)
Thai nhi nữ Thai nhi nam
29 1,319 1,379
30 1,489 1,555
31 1,670 1,741
32 1,861 1,937
33 2,060 2,140
34 2,268 2,350
35 2,481 2,565
36 2,698 2,783
37 2,917 3,001
38 3,136 3,218
39 3,354 3,432
40 3,567 3,639
29 1,319 1,379
30 1,489 1,555
31 1,670 1,741
32 1,861 1,937
33 2,060 2,140
34 2,268 2,350
35 2,481 2,565
36 2,698 2,783
37 2,917 3,001
38 3,136 3,218
39 3,354 3,432
40 3,567 3,639

Dựa trên các thông số này, khi so sánh với kết quả siêu âm và nghe tư vấn của bác sĩ, mẹ có thể biết được sự phát triển của thai nhi là đạt chuẩn hay không, cũng như có cần điều chỉnh các chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt của bản thân không. 

Cân nặng của thai nhi theo tuần tuổi
Cân nặng của thai nhi theo tuần tuổi

Các yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi

Trên thực tế, không phải thai nhi nào cũng phát triển đúng tiêu chuẩn như trên theo từng tuần. Trong quá trình phát triển, một số yếu tố gây tác động sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng và kích thước của thai nhi, chẳng hạn như:

Sức khỏe của mẹ trong thai kỳ

Sức khỏe của mẹ bầu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi. Đối với một số mẹ bầu gặp các vấn đề về bệnh lý như tiểu đường, béo phì,… cân nặng của thai nhi sẽ lớn hơn so với mức bình thường. Do đó, để trẻ phát triển khỏe mạnh, hạn chế nguy cơ béo phì ngay từ khi còn nhỏ thì khi mang thai các mẹ cần tránh bổ sung quá mức các loại thực phẩm có chứa nhiều đường, tinh bột vào bữa ăn hàng ngày và nên khám thai định kỳ để phát hiện và có phương pháp phòng ngừa sớm tiểu đường thai kỳ.

Giới tính của thai nhi

Giới tính cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thai nhi. Cân nặng giữa bé trai và bé gái có sự chênh lệch rõ rệt. Thông thường, các bé trai sẽ có cân nặng và chiều cao lớn hơn các bé gái ở cùng tuần tuổi.

Số lượng thai 

Ngoài mang thai đơn thì việc mang song thai, đa thai hiện nay cũng khá phổ biến. Đối với trường hợp mẹ bầu mang song thai hay đa thai, kích thước và cân nặng của trẻ thấp hơn mức tiêu chuẩn là điều hết sức bình thường. Khi đó, ba mẹ không cần quá lo lắng bởi nếu được chăm sóc tốt thì bé vẫn phát triển bình thường giống như những đứa trẻ sinh một khác.

Gen di truyền

Dựa trên các yếu tố di truyền, thai nhi sẽ có vóc dáng và cân nặng tương đồng với ba mẹ. Những thai nhi có ba mẹ béo phì thường có kích thước lớn hơn những đứa trẻ khác và nguy cơ mắc bệnh béo phì rất cao. 

Tương tự như vậy, đối với mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau, cân nặng và kích thước của thai nhi sẽ có sự phát triển khác nhau.

Một số yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng của thai nhi
Một số yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng của thai nhi

Mẹ bầu cần làm gì để con phát triển đạt tiêu chuẩn?

Dựa trên các thông số siêu âm và bảng cân nặng tiêu chuẩn, bố mẹ có thể dễ dàng đánh giá được con yêu của mình có đang phát triển khỏe mạnh hay không. Để trẻ phát triển giống các bạn cùng trang lứa, mẹ bầu có thể tham khảo một số điều sau:

  • Không nên bồi bổ quá nhiều, cần xây dựng thực đơn ăn uống thai kỳ một cách thông minh, khoa học và đầy đủ dinh dưỡng.
  • Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng mệt mỏi làm ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
  • Vận động nhẹ nhàng, không nên làm các việc nặng nhọc, quá sức.
  • Nên đi siêu âm và khám thai định kỳ để nắm bắt được quá trình phát triển của bé trong từng giai đoạn.
  • Kiểm soát cân nặng trong thời kỳ mang thai, tránh trường hợp tăng cân quá mức gây ra các vấn đề bệnh lý. Thông thường, mẹ bầu sẽ tăng khoảng 10 – 12kg trong giai đoạn mang thai, đối với trường hợp song thai và đa thai thì cân nặng tăng khoảng 16 – 20kg.

Trong quá trình thai kỳ nếu mẹ có biểu hiện bất thường, cảm thấy cơ thể mệt mỏi cần đi thăm khám bác sĩ để được tư vấn và trị liệu an toàn, hiệu quả.

Những lưu ý dành cho mẹ bầu để giúp con phát triển toàn diện
Những lưu ý dành cho mẹ bầu để giúp con phát triển toàn diện

Hy vọng với những thông tin chia sẻ về cân nặng của thai nhi theo tuần tuổi, các bậc phụ huynh có thêm được kiến thức bổ ích trong quá trình theo dõi sự phát triển của con yêu. Cân nặng và kích thước trong thai kỳ ảnh hưởng trực tiếp đến thể chất và tinh thần của bé sau này, do vậy mẹ bầu cần chăm sóc bản thân thật tốt để thai nhi phát triển khỏe mạnh.