Lá hẹ có tác dụng gì với trẻ sơ sinh? Cách sử dụng hiệu quả

Lá hẹ là một nguyên liệu ẩm thực khá phổ biến tại Việt Nam. Không chỉ đơn thuần là nguyên liệu trong các món ăn, trong y học lá hẹ được mệnh danh là loài thuốc quý bởi có thành phần lành tính và đem lại hiệu quả cao khi sử dụng. Vậy bạn có biết lá hẹ có tác dụng gì với trẻ sơ sinh không? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn những tác dụng của lá hẹ đối với trẻ sơ sinh và cách sử dụng lá hẹ an toàn, hiệu quả.

Lá hẹ có tác dụng gì với trẻ sơ sinh?

Lá hẹ được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như cây cửu thái, khởi dương thảo, có mùi thơm nhẹ và chứa rất nhiều dược tính. Thành phần của lá hẹ chứa nhiều chất xơ, khoáng chất canxi và một số loại vitamin A, B, C, K,…cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Theo Đông y, lá hẹ có tính ấm, vị chua giúp cầm máu, tiêu đờm và làm ấm cơ thể. Ngoài ra, các hoạt chất sunfua, saponin, odorin có trong lá hẹ giúp kháng khuẩn và kháng viêm vô cùng tốt.

Vậy lá hẹ có tác dụng gì với trẻ sơ sinh?

Mặc dù đã được biết đến là loài thuốc Đông y có nhiều công dụng nhưng không phải bà mẹ nào cũng biết công dụng của lá hẹ đối với trẻ sơ sinh. Dưới đây là một số tác dụng của lá hẹ với trẻ sơ sinh mà mẹ bỉm nên biết.

Làm sạch tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh thường hay bị tưa lưỡi, sử dụng lá hẹ để rơ lưỡi cho trẻ sẽ đem lại tác dụng hiệu quả. Trong lá hẹ chứa thành phần hoàn toàn tự nhiên giúp kháng viêm, diệt khuẩn và hỗ trợ chống nấm hiệu quả. Là dược phẩm lành tính, không chứa độc tố, sử dụng lá hẹ rơ lưỡi cho bé sẽ không gây ra các triệu chứng hay bất kỳ tác dụng phụ không mong muốn nào. Mẹ bỉm nên tham khảo cách sử dụng lá hẹ khi rơ lưỡi cho trẻ để dùng lá hẹ một cách hiệu quả và an toàn.

Lá hẹ giúp giảm đau khi bé mọc răng

Chứa thành phần chủ yếu là canxi và vitamin K, lá hẹ có vai trò tăng cường sức đề kháng cho trẻ, giúp răng của trẻ được chắc khỏe và có hình dạng cân đối. Không chỉ đóng vai trò trong việc định hình răng cho bé, lá hẹ còn có chức năng giúp cho xương chắc khỏe. Vì vậy, sử dụng lá hẹ sẽ giúp trẻ mọc răng được cân đối, bổ sung canxi cho xương chắc khỏe, tăng cường thêm sức đề kháng giúp trẻ bớt đau khi mọc răng và ăn ngon miệng hơn.

Giúp giảm ho và dịu cơn đau họng cho bé

Lá hẹ có vị cay, hơi chua, nồng và có tính ấm giúp hỗ trợ thận, bổ sung dưỡng chất, giải độc, cầm máu và điều trị đờm. Do đó, hẹ thực sự là một phương thuốc thảo dược được dùng nhiều cho cơ thể của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh, mẹ bỉm tuyệt đối không nên dùng lá hẹ với một số các loại thực phẩm khác như mật ong, đường hóa học dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Trẻ sơ sinh vốn rất mong manh, dễ ốm và cũng rất dễ bị ho. Điều trị cho trẻ sơ sinh ba mẹ cần phải nghiên cứu cẩn thận vì trong những năm tháng đầu đời các bé thường rất nhạy cảm.

Phát triển não bộ và tăng cường khả năng nhận thức

Lượng folate trong lá hẹ có tác dụng giữ cho khả năng nhận thức của trẻ sơ sinh phát triển lành mạnh. Khôi phục và duy trì khả năng nhận thức là điều quan trọng hàng đầu đối với trẻ sơ sinh vì những chức năng này đảm bảo khả năng chú ý, trí nhớ, phán đoán, đánh giá và suy luận của bé.

Lá hẹ có tác dụng gì với trẻ sơ sinh? Cải thiện thị lực

Thành phần chính của lá hẹ chứa nhiều vitamin A giúp tăng cường sức khỏe cho đôi mắt. Không chỉ giúp bảo vệ mắt của trẻ tránh thương tổn, lá hẹ còn có khả năng làm sáng mắt, giúp bé có đôi mắt tinh anh. Ngày nay, đa số các bậc phụ huynh cho con trẻ tiếp xúc với tivi, điện thoại, máy tính từ khá sớm nên trẻ em gặp vấn đề về mắt rất nhiều. Vì vậy, để bảo vệ đôi mắt cho trẻ, phụ huynh nên bổ sung lá hẹ hoặc các thực phẩm chứa vitamin A để tăng cường sức khỏe cho đôi mắt của bé.

Tăng cường khả năng miễn dịch cho trẻ

Lá hẹ còn được biết đến với khả năng giải độc tố vô cùng tuyệt vời dành cho trẻ sơ sinh. Trong giai đoạn phát triển ban đầu, trẻ thường xuyên phải đối mặt với các mức độ căng thẳng và sự oxy hóa khác nhau dẫn đến tích tụ các độc tố trong cơ thể. Sử dụng lá hẹ có thể giúp bé giảm thiểu độc tố, tăng cường khả năng miễn dịch.

Trị táo bón cho trẻ bằng lá hẹ

Trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện dẫn đến việc tiêu hóa, hấp thụ thức ăn kém nên đôi khi trẻ bị táo bón. Các mẹ có thể bổ sung lá hẹ cho trẻ để ngăn ngừa tình trạng táo bón xảy ra. Thành phần chính của lá hẹ chứa nhiều chất xơ và vitamin, không chỉ cung cấp chất xơ cần thiết giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả mà còn bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng giúp cơ thể bé phát triển khỏe mạnh.

Ngăn ngừa ung thư

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, tính chống oxy hóa có trong lá hẹ có thể ngăn chặn và tiêu diệt các tế bào ung thư. Ngoài ra, một số gốc tự do từ vitamin và khoáng chất có trong thành phần lá hẹ giúp loại bỏ DNA của các tế bào tương tự giúp cơ thể bé khỏe mạnh, duy trì cuộc sống lành mạnh hơn.

Tác dụng của lá hẹ đối với trẻ sơ sinh
Tác dụng của lá hẹ đối với trẻ sơ sinh

Cách sử dụng lá hẹ cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Đối với trẻ sơ sinh, hệ tiêu hóa của bé còn chưa phát triển nên các mẹ cần tham khảo kỹ cách dùng lá hẹ an toàn, hiệu quả. Các bậc phụ huynh tuyệt đối không nên sử dụng lá hẹ sống cho bé, cần rửa sạch vi khuẩn và đun chín. 

Dưới đây là quy trình sử dụng dành cho các mẹ tham khảo khi trẻ bị đau răng, tưa lưỡi:

  • Bước 1: Lấy lá hẹ tươi và rửa sạch, cắt khúc ngắn
  • Bước 2: Đun sôi để loại bỏ các vi khuẩn bên ngoài
  • Bước 3: Giã hoặc xay nhuyễn lá hẹ để chắt lấy nước cốt
  • Bước 4: Mẹ rửa tay thật sạch đeo gạc tiệt trùng vào tay trỏ, sau đó thấm nước lá hẹ xoa nhẹ nhàng lên nướu của trẻ vài lần để giúp cải thiện tình trạng đau răng. Đối với trẻ bị tưa lưỡi, mẹ đeo gạc thấm nước lá hẹ rơ lưỡi và xung quanh khoang miệng cho trẻ, kiên trì thực hiện đều đặn sẽ cải thiện tình trạng cho bé.

Đối với trường hợp bé bị ho, đau họng, mẹ có thể thực hiện theo cách dưới đây để ngăn ngừa cơn ho và xoa dịu cơn đau họng cho trẻ:

  • Bước 1: Sử dụng khoảng vài lá hẹ rửa sạch và cắt ngắn cho vào trong một cái bát.
  • Bước 2: Cho thêm một muỗng đường phèn trộn với lá hẹ đã chuẩn bị trước đó và đem hấp cách thủy.
  • Bước 3: Hấp cách thủy trong khoảng 15 phút thì chắt nước đó cho trẻ uống.
  • Bước 4: Duy trì sử dụng 3 lần/ ngày, mỗi lần chỉ nên uống 1 muỗng nhỏ trong khoảng 3 – 5 ngày là sẽ thấy các triệu chứng ho của trẻ được thuyên giảm hoặc chấm dứt hoàn toàn.

    Hướng dẫn cách sử dụng lá hẹ an toàn và hiệu quả
    Hướng dẫn cách sử dụng lá hẹ an toàn và hiệu quả

Một số lưu ý khi sử dụng lá hẹ

Sử dụng lá hẹ rửa sạch, đun chín, tuyệt đối không dùng với mật ong cho trẻ sơ sinh.

Không nên sử dụng nhiều lá hẹ trong khoảng thời gian ngắn cho trẻ vì hẹ có tính ấm dễ gây tình trạng nóng nhiệt.

Lá hẹ có thành phần chất xơ cao nên nếu sử dụng nhiều cho trẻ có thể gây chướng bụng.

Hiệu quả của các phương pháp sẽ nhanh hoặc chậm tùy vào cơ địa của trẻ. Tùy vào cơ địa của mỗi bé sẽ có những đặc trưng khác nhau nên bạn có thể tham vấn bác sĩ trước khi sử dụng lá hẹ.

Sau 4 – 6 ngày sử dụng, nếu tình trạng của bé không thuyên giảm cần đưa bé đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị.

Những lưu ý khi sử dụng lá hẹ cho trẻ sơ sinh
Những lưu ý khi sử dụng lá hẹ cho trẻ sơ sinh

Bài viết trên đã giải đáp cho bạn đọc câu hỏi “Lá hẹ có tác dụng gì với trẻ sơ sinh” và cách sử dụng lá hẹ an toàn, hiệu quả. Hy vọng các bậc phụ huynh có thêm thông tin hữu ích trong việc chăm sóc bé yêu của mình.